4 thủ thuật vàng để tạo ra một giao diện người dùng tốt
Website là một môi trường tương tác được hoạt động dựa trên những gì mà người dùng nhập vào. Và bạn biết đấy, việc nhập vào này được thực hiện dưới vô vàn những hình thức khác nhau, như là: di chuyển, nhấp chuột, nhập thông tin băng bàn phím hoặc touchpad…Phần được sử dụng để người dung nhập vào cũng như là đáp ứng hành động của họ được gọi là giao diện người dùng. Nếu giao diện được thiết kế thuận tiện và dễ sử dụng, người dùng có thể thao tác được đúng và nhận được chính xác những gì họ đang yêu cầu. Tuy nhiên, nếu giao diện được thiết kế nghèo nàn hoặc quá thiếu thốn, người sử dụng sẽ vô cùng bối rối vì họ không biết phải nhấn chuột vào đâu hay phải làm gì để có thể nhận được kết quả họ mong muốn.
Dưới đây là 4 thủ thuật vàng để có thể giúp một designer tránh được những sai lầm trong việc thiết kế giao diện người dùng.
1. Cố gắng để cho nó giản đơn và dễ đoán nhất
Nếu bạn truy cập vào khoảng năm website mà có phục vụ cho cùng một mục đích, ban sẽ thấy rất nhiều điểm khác biệt ở cả năm website đó, ví dụ như: logo, nội dung các thư mục, màu sắc chủ đạo, và hàng chục những yếu tố khác nữa. Tuy nhiên, có hai điểm mà bạn không nhìn thấy sự khác biệt lắm, đó là về phần bố trí và các yếu tố tương tác của trang web. Bởi lẽ, mọi người khi sử dụng đều mong muốn có được những thứ mà họ có thể tự đoán được trên giao diện. Việc có những sự tương tự giữa các website này cũng tạo nên một “lối đi quen thuộc” cho người sử dụng khi họ vào bất cứ trang nào, mọi thứ đều xuất hiện ở trên giao diện và học sẽ biết phải làm như thế nào để thực hiện điều họ mong muốn.
Giả như bạn là một người có đầu óc sáng tạo và không muốn “giống như bình thường” khi thiết kế website, bạn hoàn toàn có thể thiết kế khác biệt và độc đáo hơn. Nhưng dù vậy, hãy chắc chắn rằng giao diện bạn thiết kế sẽ không làm cho khách hàng của mình bối rối và “không biết đâu mà lần”
2. Hiểu rõ về khách hàng của mình:
Nếu bạn không có sự phân tích về đối tượng sử dụng sản phẩm bạn thiết kế, thì giao diện bạn đưa ra sẽ gặp nhiều rắc rối đấy! Bạn cần phải có những dữ liệu hoặc thông tin nhất đinh về việc khách hàng của bạn cần gì. Ví dụ, người sử dụng truy cập vào mục nào nhiều nhất, mục nào nhận được nhiều phản hồi nhất, thiết bị mà khách hàng hay sử dụng để truy cập vào website của bạn. Tất cả những thông tin đó sẽ giúp đỡ rất nhiều trong việc định hướng và sửa chữa thiết kế giao diện của bạn.
Không dừng lại ở việc sử dụng những dữ liệu thô, bạn cũng nên dành thời gian tìm hiểu về thông tin cá nhân các khách hàng của bạn: những nội dung mà họ hay vào, họ hay dùng internet ở đâu, họ cần gì ở một website, họ thích tương tác với website dưới các hình thức nào…Một khi mà bạn đã trả lời được những câu hỏi trên, bạn sẽ có con đường đi đúng đắn và chuẩn xác nhất trong việc thiết kế giao diện người dùng.
3. Biểu tượng nên thiết kế rõ ràng nhất có thể
Biểu tượng là một công cụ vô cùng tuyệt vời. Chúng có thể đưa ra những lời giải đáp, giải thích mà không cần tới chữ viết, điều này sế khiến không gian của giao diện được thoáng và không bị rối mắt. Hạn chế duy nhất của nó chính là việc nó không có một biểu tượng nào có thể biểu đạt được chính xác ý nghĩa. Điều này cũng sẽ dẫn đến một số trường hợp người dùng hiểu sai hoặc hiểu lầm ý nghĩa mà website thông báo.
Chính vì vậy, để thuận tiện cho người sử dụng, hãy đảm bảo rằng mỗi biểu tượng bạn đưa ra chỉ biểu thị cho một trường ý nghĩa nhất định, và cố gắng làm chúng có hình dáng giống với ý nghĩa bạn muốn biểu đạt nhất nhé!
4. Hãy cho người sử dụng biết chuyện gì đang diễn ra
Tưởng tượng mà xem, bạn dành hẳn 10 phút đồng hồ để viết hoặc điền thông tin trên website. Sau đó, khi bạn nhấn chuột hoặc ấn enter để hoàn thành, thì tất cả biến mất và không một thông báo nào hiển thị để nói cho bạn biết chuyện gì đang xảy ra. Bạn không biết liệu hệ thống bị lỗi hay là bạn đã sai ở đâu, hoặc là bạn có phải làm lại từ đầu hay không? Điều đó thật tồi tệ và cực kỳ gây hoang mang đúng không?
Mọi người đều vô cùng quan trọng những lời thông báo hoặc thông tin phản hồi lại, bởi vì chúng giúp cho họ hiểu chuyện gì đang diễn ra để có thể tìm cách giải quyết phù hợp. Cũng như vậy, đối với một website, bạn cần phải thiết kế có một hệ thống cung cấp những phản hồi để giải thích cho người sử dụng: có thể là một dòng cảnh báo hiện trên màn hình, hoặc nhiều hơn là một bức thư gửi tới email của họ. Nếu vậy người sử dụng sẽ dễ dàng và thông suốt rất nhiều, kèm theo đó giao diện của bạn cũng sẽ được đánh giá tốt hơn hẳn.
Tóm lại, có rất nhiều yếu tố về thiết kế ảnh hưởng đến khả năng sử dụng. Trong số đó, giao diện người dùng là yếu tố quan trọng bậc nhất. Nếu giao diện của bạn khiến cho người dung cảm thấy bối rối và khó hiểu, tức là bạn đã thất bại rồi đấy. Thành thục những kỹ năng trên, bạn sẽ thành công và tránh được những sai sót không đáng có. Chúc các bạn thành công!